Diễn Đàn Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Trường THPT Hoàng Văn Thụ

Diễn Đàn Trường THPT Hoàng Văn Thụ
 
 Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 Tdyt210latyre123 nhắn với class A3 chuc cac ban onlien vui ve
gửi vào lúc Wed Dec 05, 2012 6:48 pm ...
: Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 62122410Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 66563611
class A3 chuc cac ban onlien vui ve
minhon93 nhắn với »Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Jun 18, 2011 11:05 am ...
: Co ban nao hoc 12a9 khong a!!
Gửi đến :
Lời nhắn :

Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tue Jul 06, 2010 1:07 pm
Sống trên đời cần có một tấm lòng
latyre123
latyre123
ADMIN

Liên lạc
http://www.teenhoangvanthu.co.cc

Thông tin thành viên
»..Nam
»Tuổi : 32
».Rất là ngầu
»Xu HVT : 354
»Sở Thích : Play Games - Watch Movies - Play Football...
»Sinh Nhật : 12/03/1992
»Trường - Lớp : Lớp 12a2 - THPT Hoàng Văn Thụ
»Tổng số bài : 108
»Số lần được THANKS : 3
»Ngày Tham Gia : 29/06/2010
»Status : Sống trên đời cần có một tấm lòng

Tài năng của latyre123 Người này hiện đang:
Level: ADMIN
Danh vọng:108%/1000%
Tài năng:32%/100%

» Hiện giờ đang:

Bài gửiTiêu đề: Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45




Truyện ngắn Hai đứa trẻ _ Thạch Lam


I/ Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)
- tuổi thơ và tuổi trẻ sống ở huyện Cẩm Giang - Hải Dương: phố huyện nghèo có 1 cái chợ, ga xép đêm đêm một chuyến tàu qua, lù mù mấy ánh đèn hàng phở, hàng nước chè tươi ... in đậm trong tâm trí Thạch Lam. Về sau, phố huyện nghèo này là không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong sáng tác của Thạch Lam.
- TL thông minh, điềm đạm, trầm tĩnh và tinh tế.
- Xuất thân trong một gia đình có truyền thống văn chương. Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương TL đi theo hướng riêng: viết về những người lao động cơ cực, bế tắc với tấm lòng thương cảm sâu sắc.
- TL sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng, đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của TL là những nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.
- có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, lành mạnh. Đặc biệt là khẳng định chức năng cao quý của văn chương đối với cuộc sống.
- Các tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, Hà Nội 36 phố phường ...
- TL còn là 1 cây bút phê bình văn học xuất sắc.


II/ Phân tích

1/ Bức tranh phố huyện:

* Cảnh ngày tàn, chợ tàn:
- Tiếng trống thu không: thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi
- Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rền rĩ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn đầu rời rạc.
=> không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện
* Thời gian:
- "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru ... "," bóng tối ngập dần ... giờ khắc ngày tàn" ,"Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ... ","Đêm tối"
-> miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li
-> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ
-> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.
* Không gian: thu hẹp dần
- quang cảnh phố huyện nhỏ bé, 1 phiên chợ tàn, góc chợ đơn sơ, quán hàng lụp xụp -> yên tĩnh, tù túng, chật hẹp.
a/ Bóng tối:
- Tối hết cả: đường phố, ngõ con ...
- Trống cầm canh: ngắn, khô khan, chìm ngay vào bóng tối.
-> bóng tối đang luồn lách, bám sát vào mọi cảnh vật, mọi hoạt động âm thầm của sinh vật, con người.
b/ Ánh sáng:
- Khe ánh sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm lửa, hột sáng, ngọn đèn con của chị Tí (7 lần)
-> lẻ loi, hiếm hoi, yếu ớt, không đủ xé rách màn đêm, làm cho đêm tối mênh mông hơn.
=> tương phản: động-tĩnh, ánh sáng-bóng tối, nhịp điệu câu văn chậm rãi ... -> khung cảnh phố huyện nghèo ảm đạm, xao xác, ngập chìm trong bóng tối đậm đặc.

2/ Những kiếp người tàn:

- Mấy đứa trẻ nhặt rác bãi chợ
- Mẹ con chị Tí: ban ngày mò cua bắt téo, tối đến dọn hàng nước, thắp 1 ngọn đèn leo lét. Chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối đến đêm nhưng "chả kiếm được bao nhiêu ..."
- Bóng bác phở Siêu chập chờn trong đêm.
- Vợ chồng bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng. Thằng con bò ra ngoài manh chiếu, nghịch nhặt những rác bẩn.
- Bà cụ Thi hơi điên lại nghiện rượu với tiếng cười khanh khách, ghê sợ
=> Nhịp sống cứ lặp lại 1 cách đơn điệu, quẩn quanh, tẻ nhạt, mòn mỏi, buồn chán ... Tuy vậy, họ vẫn hi vọng- cho dù hi vọng đó rất mơ hồ:"Chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Chính sự mong đợi mơ hồ này càng tô đậm thêm tình cảm tội nghiệp của những nhân vật trong truyện.
=> Tất cả đều hiện ra trong cái nhìn xót xa, thương cảm của TL qua lời văn đều đều, chậm, buồn và những chi tiết dường như khách quan.

3/Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu:

a/ Nhân vật Liên:
- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ. Liên sống mòn mỏi đợi chờ.
- Là đứa trẻ giàu tình thương:
Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác " Liên động lòng thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng"
Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Xẩm)
Đối với em An: thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần, "chiếc xà tích ... chị là con gái lớn và đảm đang"
- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết ước mơ -> làm nên chất thơ cho truyện.
- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật. Vì:
Liên biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành.
Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người.
Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết ước mơ, khát khao ánh sáng.
=>Hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc về cuộc sống đó.
b/ Hình ảnh đoàn tàu:
- TL tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ mong của Liên và An.
- Con tàu mang đến một thế giới khác:
Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủng màn đêm phố huyện, mang theo ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện.
Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện.
Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi => trở thành nhu cầu thiết yếu của con người như cơm ăn, nước uống hàng ngày của đời sống tinh thần người dân phố huyện.
- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng mà vì:
Nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày: mạnh mẽ, rực rỡ ánh sáng, giàu sang.
Niềm say mê
Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội -> Đánh thức kỉ niệm về Hà Nội đẹp đẽ, thiết tha.
Nhìn tàu là hành động thõa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống
c/ Đánh giá:
- Nghệ thuật:
Truyện không có cốt truyện
Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ
Đan xen yếu tố lãng mạn và hiện thực
Miêu tả tâm lý sâu sắc
- Nội dung: TL thể hiện 1 cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn quanh, bế tắc ở phố huyện nghèo trước cách mạng. Đồng thời, Ông cũng thể hiện sự trân trọng đối với những mong ước tuy còn mơ hồ của họ.


Chữ người tử tù _ Nguyễn Tuân

I/ Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
-Xuất thân trong một gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn
-Trước CMT8, ông là đại biểu cuối cùng của văn xuôi lãng mạn VN
-Sau CMT8, ông đến với CM, dùng ngòi bút của mình phục vụ CM.
-1948 – 1958, ông là Tổng thư kí Hội Văn nghệ VN
-1966, nhận giải thưởng Hồ Chí Mình về Văn học nghệ thuật
-Những tác phẩm chính
Trước CMT8: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1939), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941) …
Sau CMT8: tập tùy bút Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972), Kí (1976).
{các tác phẩm của Nguyễn Tuân được tham khảo thêm trong Bài Nguyễn Tuân, SGK lớp 12 Nâng cao}
* Truyện ngắn Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời – tập sách gồm 11 truyện ngắn

II/ Phân tích:

1/ Viên quản ngục:
a/ Cảnh ngộ: cai tù, chứng kiến bao điều “tàn nhẫn, lừa lọc … giữa một đống cặn bã”
-> dễ đẩy con người vào chốn bùn nhơ.
b/ Diễn biến tâm trạng:
-Trước khi Huấn Cao bị giải đến: Nghĩ ngợi, “băn khoăn ngồi bóp thái dương” … day dứt vì chọn nhầm nghề và mơ ước một sở nguyện đẹp đẽ “ có được chữ ông Huấn Cao treo là một báu vật trên đời” … Tự nhủ sẽ biệt đãi ông Huấn nhưng lại sợ tên thơ lại cáo giác …
-Gặp Huấn Cao:
Lòng kiên nể, mắt hiền lành, khép nép
Biệt đãi Huấn Cao và các bạn tù của ông
“Xin lĩnh ý” : nhẫn nhục và cam chịu
Tái nhợt người đi khi biết ngày mai Huấn Cao bị giải vào kinh
Khao khát xin chữ
-Khi được cho chữ: khúm núm, cảm động
“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> lời hứa chân thành
->tiềm ẩn một phẩm chất đáng quý: coi trọng, yêu thích cái đẹp, cái cao cả, tài năng.

2/ Hình tượng Huấn Cao
a/ Cảnh ngộ: kẻ tử tù
b/ Những phẩm chất phi thường, tuyệt đẹp:
-Nho sĩ tài hoa
Qua đoạn đối thoại ngắn với viên quản ngục (VQN) và thầy thơ lại
Lòng kiêng nể, sở thích của VQN
->cái đẹp có sức cảm hóa con người
->Nguyễn Tuân tỏ lòng luyến tiếc cái nhã thú văn hóa cổ truyền đang lụi tàn -> kín đáo gửi gắm triết lý trọng người tài
-Thiên lương trong sáng
“Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”
Khi hiểu được VQN: xúc động và vui mừng cho chữ “ Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài …”
Khuyên VQN
->nhân cách chính trực: trọng nghĩa khinh lợi
-Khí phách dũng liệt:
Thái độ điềm tĩnh, lạnh lùng, không thèm chấp mấy lời đùa cợt, dọa dẫm của mấy tên lính áp giải
Thản nhiên nhận rượu thịt
“Đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là mấy cái trò tiểu nhân thị oai này”
Nguyễn Tuân gửi gắm niềm thán phục, bản lĩnh, cá tính độc đáo của mình và kín đáo gửi gắm lòng yêu nước.

3/ Cảnh cho chữ:
a/ “Cảnh xưa nay chưa từng có”
-Thời điểm: “đêm hôm ấy”
-Không gian: ngục tù (chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, phân chuột, phân gián …)
-Không khí trang nghiêm, cổ kính, có phần bí ẩn: khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực từ một bó đuốc tẩm dầu …
-Người cho chữ: tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” … tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh
-Người nhận chữ: viên quản ngục (khúm núm), thầy thơ lại (run run)



  • Đối lập:
Ánh sáng >< Bóng tối
Màu trắng tấm lụa >< Nhà giam bẩn thỉu
Người cho >< người nhận
->không thể cầm tù nổi cái đẹp. Dù bất cứ đâu, cái đẹp cũng tỏa sáng. -> Cái đẹp được sáng tạo trên mảnh đất chết (nhà tù) bởi một người sắp chết (Huấn Cao)
->Giá trị của cái đẹp. Đây là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối; của cái đẹp, cái cao cả, cái cao thượng với sự phàm tục, nhơ bẩn; của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu



  • Huấn Cao: ung dung, đĩnh đạc, đẹp trong tư thế người nghệ sĩ: lồng lộng, hiên ngang của 1 nghĩa sĩ
->rật tự ngôi thứ đảo lộn bởi vẻ đẹp của nhân cách Huấn Cao đã tỏa sáng giữa đêm đen của xã hội tù ngục vô nhân đạo



  • Huấn Cao đỡ VQN dậy, 3 người nhìn nhau
->Nguyễn Tuân tạo ra sự đồng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu, xóa nhòa ranh giới giúp con người sống gần nhau hơn và đẹp hơn



  • Lời khuyên của Huấn Cao: hài hòa giữa thiện – mỹ, tâm – tài
-> ý nghĩa: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi độc ác ngự trị nhưng không thể sống cùng tội ác. Con người chỉ có thể thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
-“Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” -> Cảm hóa được VQN -> Nâng cao nhân cách Huấn Cao, thăng hoa tính cách đẹp đẽ của VQN

4/ Đánh giá:
a/ Nghệ thuật:
-Tạo tình huống truyện độc đáo
-Khắc họa tính cách nhân vật
-Tạo không khí cổ kính, trang trọng
-Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
-Giàu chất nhạc, chất họa
b/ Nội dung:
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao – Một người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.

Hạnh phúc một tang gia _ Vũ Trọng Phụng

I/ Tác giả: Vũ Trọng Phụng (
1912 - 1939):
- Quê ở Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.
- Sinh ra trong một gia đình "nghèo gia truyền"
- Là người bình dị, mực thước, cần mẫn, lam lũ với nghề văn
- Các tác phẩm chính :
Tiểu thuyết: Giông tố (1936), Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936), Trúng số độc đắc (1938)
Phóng sự: Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936)
- Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời
- Quan điểm sáng tác: "tiểu thuyết là sự thực ở đời"
* Hạnh phúc của một tang gia được trích từ chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ.


II/Phân tích
- Nội dung:
Đánh thẳng vào nội các của xã hội thực dân nửa phong kiến VN trước CMT8 -> Tính thời sự và tính chiến đấu
Xây dựng được một loạt chân dung biếm họa xuất sắc
- Nghệ thuật: Thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sâu sắc
-> Một bộ tiểu thuyết "ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học" (Nguyễn Khải)
- Đoạn Trích:
* Nhan đề: tang gia >< hạnh phúc
-> nghịch lý với quy luật đời thường
-> giật gân, hài hước, phản ánh một sự thật mỉa mai, tàn nhẫn


1/Tâm trạng - chân dung của m
ọi người trước cái chết của cụ cố tổ
* Niềm vui lớn nhất cho một đại gia đình bất hiếu này là tờ di chúc của cụ ố tổ thế là đã đến lúc thực hiện:
- Ông Phán mọc sừng: sung sướng và tự hào về cái giá trị đôi sừng hươu vô hình
- Cụ cố Hồng: mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai ... để cho thiên hạ phải ngợi khen -> điển hình cho loại người ngu dốt và háo danh
- Ông Văn Minh: thích thú vì cái "chúc thư ... không còn là lý thuyết viễn vông nữa" và đăm đăm chiêu chiêu suy nghĩ về ơn và tội của Xuân tóc đỏ
- Câu Tú Tân: điên người lên vì đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi không được dùng đến
- Bà Văn Minh: sốt cả ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai tân thời
- Ông Typn: bực mình vì mãi không thấy những chế tạo của mình ra mắt công chúng
- Cảnh sát: sung sướng vì có việc làm
=> Ý nghĩa trào phúng: tàn nhẫn, ích kỉ vì đồng tiền. Sự tha hóa, đồi bại của lương tâm


2/ Cảnh đưa đám:

a/ Nghi thức - nghi lễ:
- Đầy đủ, phô trương Ta - Tàu - Tây
- thuê cảnh sát giữ trật tự
- Đưa tang : huyên náo
-> Nghệ thuật châm biếm -> phô trương, rởm đời, lố lăng, kệch cợm, đua đòi lối sống văn minh
"Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu"
b/ Những người đi đưa tang:
- Tuyết: mặc y phục Ngây thơ ... nhanh nhẹn mời khách, trên mặt có vẻ buồn lãng mạn đúng mốt nhà có tang.
-> lố lăng, đồi trụy, tha hóa
- Bạn thân cụ cố Hồng: ngực đầy huân chương >< "trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực cô Tuyết, ai nấy đều cảm động ..."
- Mấy trăm "giai thanh gái lịch" vẻ buồn rầu của những người đi đưa ma

My signature
Photobucket
My Item



Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 Collap11Trả lời nhanh
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 Index_40Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 Empty
Sử dụng mã nguồn phpBB® Phiên bản 2.0.1
© 2007 - 2010 Forumotion..
Skin by JAS Design (kenh22). Rip by c3zteam (c3zone).
 
Văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyVăn học Việt Nam giai đoạn 30-45 EmptyFree forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất